Thực tế ta nhận thấy khi các ông lớn không ngừng ganh đua nhau chiếm lĩnh thị trường lớn là khu vực thành phố. Liên tục mở rộng các trung tâm điện máy, tiếp cận hầu hết tất cả mọi nhóm khách hàng. Cùng với sự đổ bộ của các đại gia nước ngoài vào thị trường bán lẻ nước ra. Đã tạo nên một cuộc chạy đua gấp rút ở ngành điện máy bán lẻ. Mà thể hiện đó là sự thâu tóm thị trường tới các vùng nông thôn, thành thị ở tỉnh lẻ.
Đại gia nước ngoài vào thị trường Việt
Một trong những ông lớn của ngành điện máy Việt Nam là Nguyễn Kim đã chính thức có thông báo về sự liên minh hợp tác với Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Động thái này đã tác động tới thị trường bán lẻ của nước ta chứa thêm một ông lớn trong ngành bán lẻ có tiếng ở Thái Lan.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ điện máy còn được thâu tóm bởi các ông lớn khác như Metro khi đã thu mua thành công BigC.
Điều này dẫn tới thị trường điện máy nước ta tràn ngập hàng ngoại. Cuộc canh tranh thị trường lại bùng nổ giữa các thương hiệu trong và ngoài nước.
Cuộc chiến của người trong cuộc
Ngoại nhập là thế. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn cũng luôn có cuộc chiến ngầm giữa họ trong cuộc cạnh tranh chiếm thị trường bán lẻ này.
Các doanh nghiệp trong nước không ngừng phát triển mạnh mẽ thêm và tìm chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Trên trường đua lớn này, các ông lớn không ngừng nâng cao vị thế của mình. Ngoài mở rộng thị trường thu hút khách hàng, thì các doanh nghiệp buộc mình phải nâng cấp sản phẩm, tối ưu các tính năng sản phẩm. Chăm sóc khách hàng toàn diện chính là điểm để giữ chân khách hàng.
Cạnh tranh về giá cả cũng là bài toán lợi nhuận mà các ông lớn phải tính toán thật kỹ khi hàng ngoại nhập tràn ngập thị trường.
Sự bứt phá thực sự chính là đánh vào tâm lý và lợi ích người tiêu dùng. Khi giải quyết được điểm mấu chốt này thì doanh nghiệp đã thành công trong việc thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần của mình.
Xu hướng người tiêu dùng
Khi khách hàng là "thượng đế" thì các dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Nhất là khi cuộc đua của các ông lớn khiến thị trường điện máy luôn nóng lên trong từng thời vụ.
Không ít các thương hiệu tung ra các chiêu trò về giá cả, chương trình kích cầu để thu hút người tiêu dùng.
Đẩy mạnh chương trình mua hàng trả góp được nhiều người hưởng ứng. Hay các chương trình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng lao vào các chương trình đó. Và khách hàng luôn có sự hoài nghi với các chương trình kích cầu từ nhà cung cấp.
Khi mà các doanh nghiệp hướng tới lợi ích của khách hàng thì đây chính là điểm bứt phá để họ vươn lên trong cuộc chiến này. Các doanh nghiệp bán lẻ đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Và cuối cùng là quyết định của người tiêu dùng khi họ nhận được lợi ích về giá cả và sản phẩm mà nhà cung cấp mang lại.
>> Xem thêm: Cuộc chiến sống còn của thị trường bán lẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét